Cấu tạo van điện từ gồm những bộ phận nào? Để trả lời được vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu rõ van điện từ là gì? Van điện từ - Solenoid valve là một thiết bị van đường ống sử dụng cơ chế tác động lực điện từ để điều khiển vận hành đóng mở dòng lưu chất. Nguồn điện được cấp cho một cuộn dây nam châm điện (được gọi là cuộn coil) để tạo ra lực từ trường. Lực từ này sẽ tác động đên hệ truyền động dẫn đến sự di chuyển của các chi tiết kỹ thuật giữa các vị trí đóng – mở.
Như vậy, bạn đã hiểu được khái quát về van điện từ. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo van điện từ gồm những bộ phận nào nhé!
Tìm hiểu cấu tạo van điện từ
Trong thực tế, thị trường tồn tại rất đa dạng mẫu mã, chủng loại van điện từ. Trong đó, có một vài tùy chọn khác nhau sẽ có một chút thay đổi về kết cấu, cấu tạo. Nhưng, cấu tạo van điện từ vẫn gồm các bộ phận chủ đạo như: cuộn coil điện từ, thân van, màng van, hệ ty – lò xo đàn hồi.
Cuộn coil điện từ là cuộn nam chân điện có chức năng tiếp nhận nguồn điện 220V, 24V,… rồi sinh ra lực từ trường. Cuộn dây này thường bằng đồng(một số hàng kém chất lượng thì bằng nhôm mạ đồng); và có 2 dạng phổ biến: cuộn coil điện từ dạng đúc và dạng cuộn rời. Coil đúc có chất lượng và độ bền cao hơn khá nhiều so với cuộn coil rời.
Thân van là bộ phận bên ngoài có trang bị bộ phận kết nối: ren, mặt bích để gắn kết van với đường ốn tạo thành không gian kín cho lưu chất di chuyển trong hệ thống. Tùy vào tính chất môi trường, chúng ta cần phải lựa chọn chất liệu thân van phù hợp để tối ưu hiệu quả và chi phí.
Màng van điện từ là một bộ phận trực tiếp tham gia đóng mở dòng lưu chất. Chúng tiếp xúc trực tiếp với lưu chất nên cũng cần phải lưu ý lựa chọn chất liệu cho phù hợp với tính chất của lưu chất. Chất liệu màng van điện từ phổ biến hiện nay là EPDM, Teflon, Viton.
Hệ ty van – lò xo đàn hồi giữ vai trò là hệ truyền động. Cụ thể hệ này tiếp nhận lực tác động từ lực từ trường và truyền đến màng van.
Như vậy, Chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo cơ bản của một van điện từ. Nhưng như đã nói ở trên, có một số tùy chọn khác nhau của van điện từ sẽ có đôi chút khác biệt về cấu tạo cũng như cơ chế điều khiển. Đó là 3 tùy chọn van về phương thức tác động: Van điện từ tác động trực tiếp – gián tiếp – bán trực tiếp. Cấu tạo của các tùy chọn này có đôi chút khác biệt. Một số được bổ sung thêm các chi tiết nhằm hỗ trợ van vận hành tốt hơn. Nào cùng chúng tôi tham khảo cấu tạo của từng loại nhé.
Cấu tạo van điện từ tác động trực tiếp
Về cấu tạo van điện từ tác động trực tiếp này duy chỉ có màng van thực chất có cấu tạo như một đầu bịt được gắn trên ty van ra thì không có sự khác biệt với cấu tạo cơ bản của van solenoid. Cụ thể, cấu tạo van điện từ trực tiếp gồm:
Cuộn coil
Thân van
Lò xo đàn hồi
Ty van: Một đầu của ty van được trang bị một đầu bịt bằng cao su EPDM, Teflon hoặc Viton để bịt kín hoặc mở ra khe nối thông giữa đầu ra và đầu vào. Đầu bịt này cũng được coi như là màng van điện từ. Đầu còn lại của ty van gắn với lò xo đàn hồi để lợi dụng lực giãn hỗ trợ đóng – mở van.
Cấu tạo van điện từ tác động bán trực tiếp
Tùy chọn sản phẩm này là mẫu cải tiến hơn van điện từ trực tiếp, để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hệ thống có áp suất lớn hơn. Trên cơ bản, tùy chọn này cũng không có quá nhiều sự khác biệt với van điện từ trực tiếp. Cụ thể là van chỉ có bộ phận màng van mang đúng nghĩa hơn. Màng van ở tùy chọn này không phải dạng đầu bịt nữa mà là một tấm EPDM, Teflon hoặc viton. Các góc của màng van được cố định với các góc của thân van. Tâm của màng van được gắn với 1 đầu của ty van. Khi ty van di chuyển lên do tác động của lực hút từ trường, vùng chính giữa của màng van bị kéo lên, lò xo đàn hồi bị nén lại. Khi đó, lưu chất có thể đi qua van. Khi lực từ mất đi, lực giãn của lò xo và lực đàn hồi của màng van cùng với sự chênh áp khoang vào và khoang ra của van khiến vùng tâm của màng van trở về nguyên trạng, che kín khe thông giữa đầu ra, đầu vào của van.
Cấu tạo van điện từ tác động gián tiếp
Tùy chọn van điện từ tác động gián tiếp có cấu tạo như một van tác động trực tiếp cộng thêm một cụm lò xo đàn hồi – màng van lớn. Cơ chế tác động của nó đúng như cái tên. Lực từ tác động lên ty – màng van nhỏ(đầu bịt trên ty van trực tiếp) chỉ làm nhiệm vụ tạo ra sự chênh lệch áp suất. Và sự chênh lệch áp suất này tác động lên màng van lớn và lò xo lớn. Màng van lớn có cấu tạo như màng van của van bán trực tiếp. Tâm của màng van lớn được gắn với lò xo lớn.
Lực từ tác động lên ty van, màng van nhỏ để nó di chuyển đóng mở khe chênh áp; gián tiếp tác động lên màng van lớn để đóng mở dòng lưu chất thông qua sự chênh áp suất giữa các khoang đầu ra, đầu vào của van. Chính vì vậy mới có tên là tác động gián tiếp. Tùy chọn van điện từ tác động gián tiếp có khả năng làm việc ở môi trường áp suất lớn nhất trong ba tùy chọn được kể đến.
>> Xem thêm: Nguyên lý hoạt động van điện từ
Thông tin nhận đóng góp & phản hồi
Trong bài viết, Chúng tôi đã phân tích cùng Quý Vị về cấu tạo van điện từ và các tùy chọn cơ bản đến chi tiết nhất. Chắc hẳn Quý Vị đã có cái nhìn khái quát về cấu tạo van điện từ rồi phải không? Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua Hotline – Zalo: 0915.891.666; hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/THPcoltd.valve; Email: kinhdoanh@tuanhungphat.vn nhé!
Comments